Sinh hoạt Khoa học chuyên đề "Nhiễm trùng da do tụ cầu vàng kháng Methicillin"

28/08/2023

    Tụ cầu vàng (Staphylococcus aureus) là một cầu khuẩn Gram dương bất động, gây đông máu trong họ vi khuẩn có màng tế bào (Firmicutes phylum). S.aureus tìm thấy trong hệ vi sinh vật cư trú tại màng nhầy mũi ở 20 – 40% dân số nói chung. Khi hàng rào nhầy và da bị tổn thương, ví dụ như các bệnh da mạn tính,vết thương, phẫu thuật, S.aureus có thể xâm nhập vào các lớp mô dưới da hoặc máu và gây nhiễm trùng. Người bệnh có các dụng cụ y tế xâm lấn như catheter tĩnh mạch trung tâm và ngoại vi hoặc suy giảm hệ miễn dịch có nguy cơ nhiễm S.aureus. Tiếp theo đó, tụ cầu vàng lôi kéo sự xâm nhập của bạch cầu đa nhân dẫn đến hình thành tổn thương viêm tại chỗ. Tạo thành áp xe, áp xe có thể bị phá vỡ ở giai đoạn muộn, giải phóng dịch mủ và vi khuẩn sống theo đường da thúc đẩy quá trình lây bệnh hoặc theo đường máu gây nhiễm trùng huyết.

     Methicillin là một Penicillin bán tổng hợp bảo vệ vòng betalactam không bị thuỷ phân bởi penicillinase được giới thiệu vào năm 1959, ngay sau khi được đưa vào sử dụng trên lâm sàng, tụ cầu vàng kháng methicillin (Methicillin Resistant Staphylococcus aureus – MRSA) đã được báo cáo. Sự bùng phát của MRSA xảy ra ở châu Âu vào đầu những năm 1960. Do độc tính, hiện nay Methicillin không còn được sử dụng cho người và thay vào đó là các penicillin ổn định hơn như Oxacillin, fFucloxacillin và Dicloxacillin. Dù vậy, thuật ngữ tụ cầu vàng kháng Methicillin vẫn tiếp tục được sử dụng. Bên cạnh đó, MRSA còn có khả năng kháng nhiều nhóm kháng sinh khác đã trở thành vấn đề lớntrong lựa chọn kháng sinh điều trị, ngày 24/8/2023 Bệnh viện Da liễu đã tổ chức buổi sinh hoạt khoa học với chủ đề: “LỰA CHỌN KHÁNG SINH TRONG ĐIỀU TRỊ TỤ CẦU VÀNG KHÁNG METHICILLIN (MRSA)” nhằmthảo luận và đưa ra những lựa chọn tối ưu trong điều trị ca lâm sàng.

Quang cảnh buổi sinh hoạt khoa học

 

 

 

Dược sĩ Lâm Mỹ Linh trình bày phần báo cáo với chủ đề: “Lựa chọn kháng sinh trong điều trị tụ cầu vàng Methicilin (MRSA)