Laser và ánh sáng trong điều trị thẩm mỹ da

14/04/2020

Kể từ năm 1960, khi máy laser đầu tiên thật phát minh bởi T.H. Maiman tại phòng thí nghiệm nghiên cứu Hughes, là bộ phận nghiên cứu của Công ty Hughes Aircraft Malibu, CA, việc nghiên cứu và phát triển laser đã nở rộ thành một ngành công nghiệp nhiều tỷ đô la. Con người đặc biệt bị cuốn hút bởi các tính năng và khả năng của "ánh sáng laser." Bắt đầu với laser ruby, các thiết bị này đã nhanh chóng trở thành một phần không thể thiếu của nhiều chuyên ngành y khoa, bao gồm da liễu. Các máy laser và ánh sáng được sử dụng trong hầu mọi lĩnh vực của y học và cuộc sống hàng ngày, bao gồm cả đĩa DVD và CD, máy scan, hình ảnh ba chiều, và thậm chí cả đèn giao thông.

Nền tảng laser

Để nhận ra tính hữu dụng của laser trong y học và đặc biệt là y học thẩm mỹ, thì việc hiểu được những điều cơ bản của thuật ngữ laser là rất quan trọng:

  • Độ định hướng cao: tia laser phát ra hầu như là chùm song song do đó khả năng chiếu xa hàng nghìn km mà không bị phân tán.
  • Tính đơn sắc rất cao: chùm sáng chỉ có một màu (hay một bước sóng) duy nhất. Do vậy chùm laser không bị tán xạ khi đi qua mặt phân cách của hai môi trường có chiết suất khác nhau. Đây là tính chất đặc biệt nhất mà không nguồn sáng nào có.
  • Tính đồng bộ của các photon trong chùm tia laser: Có khả năng phát xung cực ngắn: cỡ mili giây (ms), nano giây, pico giây, cho phép tập trung năng lượng tia laser cực lớn trong thời gian cực ngắn.

Hiểu được sự tương tác của ánh sáng với da sẽ giúp điều trị lâm sàng thành công hơn. Từ "laser" là viết tắt của “ khuếch đại ánh sáng bằng phát xạ kích thích”. Máy laser khuếch đại ánh sáng bằng cách kích thích photon, lưu trữ chúng, và phóng chúng ra như là một tia sáng. Để thực hiện điều này, máy laser cần phải có một nguồn năng lượng được gọi là "Bơm". Năng lượng này được hấp thụ bởi nguyên tử dưới dạng các photon. Khi nguyên tử phát ra photon của nó, nó giải phóng ra năng lượng dưới dạng ánh sáng. Tất cả điều này xảy ra trong buồng cộng hưởng chứa hoạt chất laser. Nhiều máy laser được đặt tên là dựa vào hoạt chất laser mà chúng chứa. Môi trường hoạt chất laser có thể là chất lỏng (như thuốc nhuộm rhodamine), chất rắn [ví dụ, ruby, alexandrite, Nd: YAG, diode (bán dẫn)], hoặc khí (ví dụ, helium-neon, argon, CO2).

Cấu tạo chung của một máy laser gồm có: buồng cộng hưởng chứa hoạt chất laser, nguồn nuôi (bơm) và hệ thống dẫn quang. Trong đó buồng cộng hưởng với hoạt chất laser là bộ phận chủ yếu.

1-buồng cộng hưởng;  2-nguồn nuôi (bơm);  3-gương phản xạ toàn phần;  4- gương bán mạ; 5- tia laser

Buồng cộng hưởng chứa hoạt chất laser, đó là một chất đặc biệt có khả năng khuếch đại ánh sáng bằng phát xạ cưỡng bức để tạo ra laser. Khi 1 photon tới va chạm vào hoạt chất này thì kéo theo đó là 1 photon khác bật ra bay theo cùng hướng với photon tới. Mặt khác buồng cộng hưởng có 2 mặt chắn ở hai đầu, một mặt phản xạ toàn phần các photon khi bay tới, mặt kia cho một phần photon qua một phần phản xạ lại làm cho các hạt photon va chạm liên tục vào hoạt chất laser nhiều lần tạo mật độ photon lớn. Vì thế cường độ chùm laser được khuếc đại lên nhiều lần. Tính chất của laser phụ thuộc vào hoạt chất đó, do đó người ta căn cứ vào hoạt chất để phân loại laser.

Một số thiết bị thẩm mỹ được thảo luận trong bài này không thực sự là máy laser. Điều đó không có nghĩa là nó kém hữu ích hơn trong điều trị cho bệnh nhân, nhưng sự phân biệt cũng đáng lưu tâm. Sự quan trọng của vấn đề nằm ở bản chất của sự tương tác giữa ánh sáng và da. Trong năm 1983, Anderson và Parish giới thiệu lý thuyết photothermolysis. Lý thuyết này nói rằng sự chọn lọc của tia laser đối với mục tiêu dựa trên thực tế rằng các bước sóng khác nhau của ánh sáng sẽ được hấp thụ bởi chromophore khác nhau trong da. Điều này cho phép laser tiêu diệt chọn lọc các mục tiêu mà không làm tổn hại đến các mô (tổ chức) xung quanh. Để thực hiện điều này, độ rộng xung (pulse width) nên đủ lâu để làm nóng mô đến cấp độ hủy diệt, nhưng không quá lâu để làm nhiệt thoát ra từ mục tiêu đến các mô bình thường xung quanh. Thời hạn hoạt động phát laser này gọi là "độ rộng xung" (pulse width) hoặc "thời gian xung" (pulse duration). Thời gian xung lý tưởng cho phá hủy chọn lọc các mục tiêu được xác định bởi kích thước của các mục tiêu. Thời gian cần cho mục tiêu để tiêu tan hai phần ba nhiệt của nó đến các mô xung quanh tỷ lệ thuận với kích thước của nó. Điều này được gọi là thời gian thư giãn nhiệt Trt (thermal relaxation time). Độ rộng xung phải bằng hoặc ngắn hơn TRt để tiêu diệt chọn lọc các mục tiêu và không phá hủy các mô xung quanh bình thường. Nếu các xung laser dài hơn TRt sẽ có nguy cơ phá hủy mô xung quanh.

Laser có thể phát ra ánh sáng một cách liên tục, hoặc phát xung. Lý thuyết về photothermolysis “ chọn lọc”  thực sự chỉ áp dụng cho hệ thống laser xung, còn phát laser liên tục dẫn đến làm nóng số lượng lớn các mô, và do đó ít có tác dụng "chọn lọc".

Khi ánh sáng với bất kỳ bước sóng hay cường độ nào chạm vào da sẽ xảy ra bốn kết quả. Ánh sáng có thể phản xạ trực tiếp từ da. Điều này thường xảy ra ở lớp sừng, và điều này là lý do mà chuyên gia laser cần đeo kính bảo vệ ngay cả khi không phát laser gần mắt. Ánh sáng truyền qua lớp sừng có thể được phân tán bởi collagen dưới da hoặc truyền qua lớp hạ bì đến các mô dưới da. Ánh sáng tạo ra được kết quả trên mô là ánh sáng được hấp thụ. Sự hấp thụ vào da là bởi ba chromophore chính là nước, hemoglobin và melanin.

Mỗi các chromophore sẽ hấp thụ ánh sáng ở bước sóng khác nhau (Hình. 24-1). Dựa trên phổ hấp thụ này, chúng ta có thể chọn được laser với bước sóng mà sẽ được hấp thụ bởi các chromophore. Điều này cho phép chúng ta điều trị các mục tiêu chứ không phải là da bình thường. Khi mô đích nằm bên dưới lớp biểu bì, điều trị của các mục tiêu này mà không thiệt hại đến lớp biểu bì sẽ khó đạt được nếu không bảo vệ lớp biểu bì. Sự bảo vệ này đạt được thông qua hệ thống làm mát. Hệ thống làm mát rất quan trọng trong một số liệu trình điều trị laser bao gồm laser phá hủy mạch máu và laser triệt lông. Có một số phương thức làm mát được sử dụng trong các máy laser ngày nay, bao gồm cả làm mát cryogen (lạnh âm sâu), contact, ice, và không khí lạnh trực tiếp. Sử dụng các thiết bị này làm giảm tổn thương đến lớp biểu bì. Ngược lại, sử dụng quá nhiều làm mát khi mục tiêu ở trong lớp biểu bì dẫn đến điều trị không hiệu quả. Hệ thống làm mát là quan trọng trong laser tẩy lông vì  năng lượng cao được giải phóng là cần thiết để phá hủy các nang lông. Sử dụng mức năng lượng cao này vào da mà không làm mát lớp biểu bì sẽ gây phá hủy thảm khốc lớp biểu bì. Ngay cả với làm mát, trong một số trường hợp bảo vệ biểu bì có thể vẫn khó có thể đạt được, như là trường hợp với loại da sẫm màu.

Năng lượng của laser được thể hiện ở đơn vị Joule. Mật độ năng lượng (Fluence) là năng lượng ra trên đơn vị diện tích, thể hiện trong Joule mỗi cm vuông (J / cm2). Sức mạnh (công suất) của một tia laser được thể hiện trong watts (một Joule trong một giây).

Năng lượng (energy) / thời gian (giây) = công suất (power)
1 J của 1 xung laser có độ rộng xung 1 giây= 1W
1 J của 1 xung laser có độ rộng xung 1 mili giây (1/1000 giây) = 1,000 W
1 J của 1 xung laser có độ rộng xung 1 micro giây (1/1,000,000) = 1,000,000 W
1 J của 1 xung laser có độ rộng xung 1 nano giây (1/1,000,000,000) = 1,000,000,000 W
Năng lượng xung laser thường được đo ở mili Joule (mJ)
1 J = 1,000 mJ

Khi sử dụng laser trong ứng dụng lâm sàng, điều quan trọng là phải nhớ tất cả các khía cạnh của laser, bao gồm cả bước sóng, độ rộng xung, mật độ năng lượng, và làm mát. Laser chỉ là máy móc; nó phụ thuộc vào người thực hiện để điều chỉnh và sử dụng chúng một cách chính xác. Trong các phần tiếp theo, việc sử dụng laser tùy theo chẩn đoán lâm sàng sẽ được xem xét. Một số laser có thể được sử dụng cho từng loại các tổn thương, hiệu quả hơn các loại khác đối với tổn thương đó. Những laser hiệu quả nhất cho từng loại bệnh lý sẽ được thảo luận.

Laser điều trị mạch máu

Có rất nhiều tổn thương mạch máu khác nhau có thể được điều trị bằng laser. Xử lý tổn thương mạch máu bằng laser đã trở nên phổ biến với sự ra đời của laser argon trong những năm 1970. Kể từ thời điểm đó nhiều hệ thống laser hướng đến mục tiêu điều trị tổn thương mạch máu đã được phát triển. Chromophore của tổn thương mạch máu là oxyhemoglobin. Đỉnh hấp thụ oxyhemoglobin đối với ánh sáng ở bước sóng giữa 500 và 600 nm. Chính vì lý do này mà hầu hết các laser sử dụng cho các tổn thương mạch máu phát ra ánh sáng với bước sóng trong phạm vi này. Bước sóng dài hơn thâm nhập sâu hơn do ít tán xạ bởi collagen, nên bước sóng bên ngoài phạm vi này cũng sử dụng cho các tổn thương mạch máu sâu hơn. Các tổn thương mạch máu điều trị được bằng laser bao gồm hemangiomas, flammeus nevus (vết rượu vang port),lymphangiomas, hồ tĩnh mạch, angiomas, giãn mao mạch, tĩnh mạch mạng nhện, poikiloderma of Civatte, sẹo, và ban đỏ của bệnh trứng cá đỏ. Các báo cáo bổ sung có đề cập đến thành công của laser mạch máu trong điều trị bệnh verruca vulgaris, sẹo lồi, rạn da, tăng sản tuyến bã, u hạt, và lupus ban đỏ.

Do vị trí của các mạch máu nằm ở trong lớp trung bì, nên làm mát biểu bì trong điều trị các tổn thương mạch máu là rất quan trọng khi sử dụng các bước sóng cũng nằm trong sự hấp thụ của melanin. Các laser mạch máu có bước sóng dài hơn có thể được vận hành mà không cần làm mát biểu bì. Hiệu ứng Photothermolysis chọn lọc đóng một vai trò quan trọng trong điều trị các tổn thương mạch máu. Các oxyhemoglobin mục tiêu phải hấp thụ ánh sáng, tạo ra nhiệt và làm đông mạch máu mà không làm tổn hại đến mô xung quanh. Những laser mạch máu thế hệ cũ thường gây ra tỷ lệ cao giảm sắc tố da và sẹo. Nhận thức được tầm quan trọng của photothermolysis và độ rộng xung sẽ cho phép điều trị an toàn và hiệu quả các tổn thương mạch máu mà không để lại sẹo.

Các pulsed dye laser (PDL) đã được giới thiệu vào năm 1989 và vẫn là tiêu chuẩn vàng trong điều trị laser cho bệnh u mạch máu ( hemangiomas). Các PDL ban đầu hoạt động ở bước sóng 577 nm. Thế hệ tiếp theo của PDL có bước sóng dài hơn một chút, phù hợp để thâm nhập sâu hơn. Tuy nhiên laser với bước sóng dài hơn, hoạt động xa bên ngoài sự hấp thụ đỉnh oxyhemoglobin, và do đó đòi hỏi mật độ năng lượng cao hơn để cho kết quả tương đương. PDLs được trang bị hệ thống làm mát cryogen (lạnh âm sâu)

Ngày nay các hệ thống laser phổ biến nhất sử dụng cho các tổn thương mạch máu là PDL (585 nm), PDL bước sóng dài (595 nm), potassium phosphate titanyl (KTP 532 nm), và các 1064 nm (Nd: YAG) - neodymiumdoped yttrium aluminum garnet. Ngoài ra còn có một vài hệ thống diode rất hiệu quả cho tổn thương mạch máu, bao gồm một diode 940 nm có chức năng rất tốt cho giãn mao mạch trên mặt, spider veins trên cơ thể, và angiomas.

Một số loại laser mạch máu:

  • Pulsed dye lasers (PDL):  585, 595, 1064 nm  (Candela Vbeam Cynosure Cynergy)
  • Intense pulsed light (IPL): 500- 1200 nm (Lumenis One, Lumenis IPL Quantum, Palomar StarLux, Palomar MediLux )
  • Diodes: 940 nm ( Dornier)
  • KTP: 532 (for cutaneous and endovenous)
  • Long-pulsed Nd:YAG : 1064 nm (Cutera Xeo, Cutera Coolglide, Candela Gentle Yag, Laserscope Lyra,Wavelight Mydon, Cynosure Acclaim )
  • Nd:YAG for endovenous:  1320 nm (Cooltouch CTEV)

Thiết bị PDL có hiệu quả cho giãn mao mạch trên mặt, cổ và ngực, nhưng ít thực hiện trên cơ thể. Điều này liên quan đến bước sóng ngắn và thâm nhập nông bề mặt của laser. PDL cũng được sử dụng cho dị dạng mạch máu ở người lớn và trẻ em, bao gồm hemangiomas, vết rượu vang, và lymphangiomas. Các PDL ngày nay trang bị làm mát bằng cryogen, kích thước điểm khác nhau, và điều chỉnh thời gian xung. Thời gian xung mong muốn nên được điều chỉnh theo đường kính mạch máu và thời gian thư giãn nhiệt. Đường kính mạch máu lớn hơn, thì độ rộng xung cần dài hơn để tối ưu. Thời gian xung quá ngắn dẫn đến vỡ mạch máu và kết quả là ban xuất huyết. Tác dụng phụ phổ biến này làm cho PDL không được ưa chuộng trong điều trị thẩm mỹ trong quá khứ. Gần đây việc sử dụng laser với độ rộng xung dài hơn và double passes của những laser này mang lại kết quả trong điều trị giãn mao mạch mà ít gây ban xuất huyết. Tuy nhiên, với việc điều trị các u mạch máu và port wine stains, cài đặt để gây xuất huyết thường là cần thiết để loại bỏ đầy đủ tổn thương.

Các tác dụng phụ ngoài ban xuất huyết bao gồm phồng rộp, rối loạn sắc tố sau viêm (PIPA) gây ra bởi phun cryogen, cũng như sẹo do mật độ năng lượng quá mạnh. Các tổn thương trên ngực và cổ luôn cần được điều trị với năng lượng thấp hơn so với ở trên mặt.

Các potassiumtitanylphosphate (KTP) laser, với bước sóng 532 nm, cũng được hấp thụ mạnh bởi oxyhemoglobin. Nó đã được chứng minh là ít nhất cũng có hiệu quả với giãn mao mạch trên  mặt như PDL. Laser KTP có thể vận hành trong một phạm vi độ rộng xung dài hơn, kết quả là không có ban xuất huyết. Nhược điểm của nó liên quan đếnbước sóng ngắn và thâm nhập kém. Điều trị với KTP hiệu quả nhất đối với mạch máu rất nông ở bề mặt. Ngoài ra, điều trị làn da rám nắng hay sẫm màu cần phải được thực hiện một cách thận trọng khi bước sóng 532 nm cũng được hấp thụ tốt bởi melanin.

Laser có bước sóng dài cũng có thể là sử dụng hiệu quả cho tổn thương mạch máu. Các bước sóng dài hơn cho phép thâm nhập sâu hơn và do đó là sự lựa chọn tuyệt vời cho chi dưới. Ngoài ra, chúng đặc biệt hữu ích cho mạch máu có lưu lượng lớn trên khuôn mặt. Ví dụ về các laser được sử dụng cho các tĩnh mạch mạng nhện bao gồm 940-nm laser diode và 1064 - nm Nd: YAG.

 

Laser điều trị rối loạn sắc tố da (nám má, tàn nhang,...)

Laser đầu tiên phát minh ra cũng được sử dụng lần đầu tiên để loại bỏ các sắc tố. Các laser ruby phát ra một bước sóng rất dễ hấp thụ bởi melanin. Sự hấp thu mạnh bởi melanin là nguồn gốc của sự thịnh và suy của ruby. Laser Ruby là tuyệt vời trong việc loại bỏ sắc tố da. Thật không may, nó có thể không phân biệt được giữa các sắc tố da bình thường và sắc tố bệnh lý, vì thế nhanh chóng bị loại khỏi nhóm laser yêu thích trong điều trị sắc tố và triệt lông vì tỷ lệ cao gây bạch biến. Các laser Q-switched ruby vẫn được sử dụng cho xóa hình xăm ở bệnh nhân da trắng. Laser có bước sóng dài hơn đã thay thế laser ruby trong loại bỏ sắc tố.

Melanosomes là rất nhỏ, và do đó có thời gian thư giãn nhiệt rất ngắn, khoảng 1 phần nghìn giây (mili giây). Để nhắm mục tiêu melanin chọn lọc mà không làm tổn hại đến các mô xung quanh, cần sử dụng thời gian xung bằng hoặc ngắn hơn thời gian thư giãn nhiệt của melanin. Laser Q-switched được trang bị thiết bị với một cơ chế Q-switch, lưu trữ năng lượng được tạo ra và giải phóng xung thời gian rất ngắn, cường độ cao.Độ rộng xung của một laser Q-switched là trong phạm vi nano giây. Thời gian xung cực ngắn làm cho Q-switched laser lý tưởng cho sự hủy diệt có chọn lọc các melanin. Các Q-switched laser phổ biến nhất được sử dụng hiện nay là Q-switched ruby (694 nm), Q switched alexandrite (755 nm), Q-switched Nd: YAG (1064 nm), và tần số tăng gấp đôi Nd: YAG (532 nm). Việc chọn sử dụng loại Q-switched laser nào phần lớn phụ thuộc vào màu sắc và chiều sâu của tổn thương cần điều trị. Bước sóng dài hơn điều trị tốt hơn đối với các tổn thương sâu và các sắc tố ở da bệnh nhân sẫm màu, trong khi bước sóng ngắn hơn được sử dụng ở những bệnh nhân có làn da sáng với tổn thương nông ở bề mặt. Gần đây, hệ thống laser với độ rộng xung dài hơn đã được chứng minh là có hiệu quả để loại bỏ tàn nhang, nhưng laser Q-switched vẫn là tiêu chuẩn vàng và cũng rất lý tưởng cho loại bỏ các nevi of Ito and Ota, tàn nhang, cũng như café-au-lait macule (Fig. 24-3). Khi sử dụng bất kỳ loại laser với bước sóng được hấp thu bởi melanin, điều quan trọng cần nhớ rằng laser không phân biệt được giữa melanin bình thường trong da và melanin trong tế bào rối loạn sắc tố (nám má, tàn nhang,…). Biến chứng hay gặp và cần lưu ý với những laser này là thay đổi sắc tố da sau điều trị. Giảm sắc tố (bạch biến) có thể xảy ra do laser loại bỏ melanin của tế bào da bình thường. Tăng sắc tố da sau viêm (PIPA) có thể xảy ra như là một kết quả trực tiếp của tình trạng viêm gây ra bởi độ đỉnh cao năng lượng đạt được với Q-switch. Cả hai các biến chứng trên thường gặp hơn trong các loại da sẫm màu.

 

Laser xóa hình xăm    

Sự phổ biến của hình xăm đã tăng đáng kể trong vài năm qua. Với sự cải tiến về màu sắc, bao gồm huỳnh quang và mực phát sáng, xu hướng này dự kiến sẽ vẫn tiếp tục. Khi người ta xăm nhiều hơn, thì càng có nhiều hình xăm cũng sẽ cần phải được loại bỏ. Trong quá khứ, xóa hình xăm bằng laser liên quan đến việc cắt bỏ toàn bộ vùng da phủ lên các hình xăm, kết quả là loại bỏ được hình xăm, nhưng làm thay đổi sắc tố da, và thậm chí để lại sẹo. Thiết bị dùng để loại bỏ da không chọn lọc bao gồm laser CO2, laser argon, và dermabrasion. Hiện nay, xóa hình xăm được thực hiện chủ yếu thông qua photothermolysis chọn lọc, và mực xăm là mục tiêu (chromophore) của laser. Mỗi loại màu sắc của mực xăm được hấp thụ bởi một bước sóng khác nhau của ánh sáng, và do đó càng nhiều màu mực ở trong hình xăm, thì càng khó khăn hơn để xóa bỏ. Với việc gần đây nhiều màu sắc mới được giới thiệu, thì loại bỏ hoàn toàn các hình xăm hiện đại ngày càng trở nên khó khăn hơn.
Hình xăm thẩm mỹ thường là sự pha trộn của nhiều loại mực khác nhau, khiến chúng vô cùng khó khăn để loại bỏ với laser. Hình xăm chuyên nghiệp thường đặt mực vào giữa lớp trung bì, đòi hỏi một thiết bị laser cần phải thâm nhập được vào độ sâu này để đạt được hiệu quả điều trị. Các hình xăm nghiệp dư thường sử dụng ít mực và vị trí nông ở ngoài bề mặt da, làm chúng dễ dàng loại bỏ hơn.

Cũng như trong việc loại bỏ các melanosomes trong da, xóa bỏ các mực xăm cần hệ thống laser với độ rộng xung cực ngắn, trong phạm vi nano giây. Những hệ thống này là những thiết bị tia laser Q-switched, trong đó có ba loại hiện đang có sẵn trên thị trường: Q-switched ruby, Q-switched alexandrite, và Q-switched Nd: YAG. Các laser ruby là hệ thống đầu tiên có Q-switched, và tại bước sóng 694 nm, nó tốt trong việc loại bỏ màu xanh da trời và màu đen. Laser alexandrite (755 nm) cũng rất hiệu quả việc xóa bỏ hình xăm màu xanh da trời và đen. Ngoài ra, nó còn độc đáo ở khả năng loại bỏ màu xanh lá cây, trong lịch sử là một trong những màu khó khăn nhất để loại bỏ. Laser alexandrite là tiêu chuẩn vàng trong xóa hình xăm màu xanh lá cây, và thực tế, hai laser Q-switched còn lại có xu hướng không điều trị triệt để được loại màu này.

Nd: YAG (1064 nm) là công cụ tin cậy để loại bỏ hình xăm chuyên nghiệp vì khả năng thâm nhập sâu của loại laser này. Nó được sử dụng để xóa các mực nền màu đen nhìn thấy trong cả xăm nghiệp dư và hình chuyên nghiệp. Laser tần số tăng gấp đôi Nd: YAG (532 nm) có thể được sử dụng cho các mực màu đỏ. Nói chung sự kết hợp của nhiều loại laser là cần thiết để xóa bỏ thành công một hình xăm. Thậm chí sau đó, mực còn dư hoặc cái bóng mờ của hình xăm có thể vẫn tồn tại bất chấp vô số buổi điều trị.

Khía cạnh quan trọng nhất của xóa xăm là cho bệnh nhân biết được khả năng của kết quả điều trị thực tế ngay từ đầu. Laser xóa xăm không phải là một cục tẩy, vì thế nhiều hình xăm sẽ không thể loại bỏ hoàn toàn dù có bao nhiêu phương pháp điều trị được thực hiện. Ngoài ra, có những báo cáo một số loại mực xăm thực sự trở nên tối màu vì quá trình oxy hóa của các hạt hình xăm. Điều này có thể dẫn đến tạo thành một màu mực không thể loại bỏ. Test spot là quan trọng đặc biệt là trong xóa các hình xăm thẩm mỹ. Để loại bỏ các hình xăm chuyên nghiệp, có thể cần sáu đến mười lần điều trị, mỗi lần cách nhau ít nhất 6 tuần. Đối với hình xăm nghiệp dư, ba đến năm lần điều trị thường có hiệu quả. Ở bệnh nhân có da sẫm, loại bỏ hình xăm có thể dẫn đến sẹo hoặc rối loạn sắc tố da.

Nhiều tác giả ủng hộ việc bôi kem làm trắng và kem chống nắng trước khi điều trị laser để giảm các chromophore cạnh tranh ( giảm melanosome trong da). Với mỗi bệnh nhân, thường xuyên sử dụng kem chống nắng ở vùng da điều trị là điều cần thiết. Bất cứ bệnh nhân nào bị rám nắng hoặc cháy nắng ở khu vực cần xóa xăm thì không nên điều trị. Chữa lành vết thương và chăm sóc sau phẫu thuật cũng quan trọng trong xóa hình xăm bằng laser. Chữa lành và làm ẩm vết thương bằng kem dưỡng ẩm chuyên biệt giúp phục hồi hàng rào da được khuyến khích cho tất cả các bệnh nhân trong 1-2 tuần sau khi điều trị laser. Không làm theo chế độ này sẽ làm tăng nguy cơ các thay đổi về da do viêm và sẹo, và lần điều trị tiếp theo sẽ bị hoãn lại.

Tương lai của xóa hình xăm bằng laser có thể đại diện bởi các thiết bị Q-switched phát ra các xung siêu ngắn ( pico giây), ngắn hơn so với thiết bị đang sử dụng hiện nay ( nano giây). Ngoài ra, việc giới thiệu các loại mực hòa tan hoặc mực dễ dàng loại bỏ có thể sẽ cải thiện điều trị các hình xăm.

 

Laser triệt lông

Triệt lông vĩnh viễn là một trong những liệu pháp thẩm mỹ được thực hiện phổ biến nhất ngày nay. Dường như mỗi thẩm mỹ viện, spa và phòng khám thẩm mỹ đều cung cấp dịch vụ này cho các bệnh nhân của họ, bằng cách sử dụng các thiết bị khác nhau. Một số phương pháp tẩy lông với các thiết bị ánh sáng đã được khám phá. Phổ biến nhất trong số này là thông qua photothermolysis chọn lọc, với mục tiêu là melanin. Melanin nằm trong thân lông và trong phần phình của nang lông. Trong tẩy lông vĩnh viễn, không những tiêu diệt thân lông mà phải tiêu diệt cả các tế bào sinh sản của nang lông. Năng lượng, dưới dạng nhiệt, phải đi từ trên thân lông xuống đến khu vực phình của nang lông nơi tế bào sinh sản cư trú (1,5 mm bên dưới lớp biểu bì). Mặc dù TRt của melanin là rất ngắn, nếu chỉ đơn giản là tiêu diệt các melanin sẽ chỉ dẫn đến sự đứt mảnh của lông, và nó sẽ phát triển trở lại. Sử dụng Q-switched Nd: YAG (1064 nm) dẫn đến sự phân mảnh của lông, và tẩy lông tạm thời. Mặc dù một loại laser thích hợp đã từng có sẵn, nhưng phải đến khi Anderson và Dierickx kéo dài độ rộng xung của ruby thì thiết bị này mới có thể được sử dụng triệt lông. Nhưng kể từ sau phát minh đó, nhiều hệ thống laser khác đã có mặt trên thị trường, làm cho laser ruby cơ bản đã lỗi thời trong điều trị tẩy lông.

Sự lựa chọn laser nào để sử dụng trong điều trị triệt lông nên dựa trên hai yếu tố chính: (1) màu và kết cấu của lông;  (2) màu da của bệnh nhân. Cả hai yếu tố cần phải được xem xét để đảm bảo triệt lông vĩnh viễn thành công. Lông sẫm màu và thô sẽ hấp thụ nhiều năng lượng ánh sáng hơn từ thiết bị laser, và do đó có thể được loại bỏ thậm chí với bước sóng dài hơn- là bước sóng ít hấp thu bởi melanin. Ánh sáng được melanin hấp thụ mạnh nhất với bước sóng ngắn hơn. Vì vậy, lông màu trắng hoặc sáng (ít melanin) sẽ đáp ứng điều trị tốt hơn ở những bước sóng này. Do melanin trong tế bào da cạnh tranh với melanin trong lông đối với sự hấp thụ tia laser. Do đó da càng sẫm màu, thì sẽ khó hơn cho laser  trong việc phân biệt melanin của tóc và melanin của da, và sẽ càng khó điều trị.

Làm lạnh là rất quan trọng trong triệt lông vĩnh viễn để bảo vệ lớp biểu bì. Nếu không làm mát lớp biểu bì, các melanin trong da sẽ hấp thụ ánh sáng laser đầu tiên và làm bỏng da. Nhiều loại bước sóng được sử dụng để tẩy lông cũng có thể được sử dụng để loại bỏ sắc tố ở lớp biểu bì mà không cần làm mát khi sử dụng. Lông không có hoặc có rất ít sắc tố ( màu trắng hoặc màu vàng sáng) không thể loại bỏ được vĩnh viễn bởi bất kỳ thiết bị laser nào trên thị trường tại thời điểm của bài viết này. Ngoài ra, như đã thảo luận trước đó, bước sóng ngắn hơn thâm nhập nông hơn; do đó, một số sẽ không tiếp cận hiệu quả được vùng phình của nang lông. Các laser ruby (694 nm) không còn được sử dụng để tẩy lông vì lý do này. Các laser alexandrite (755 nm) là hệ thống có bước sóng ngắn nhất được sử dụng trong triệt lông. Vì sự hấp thu ánh sáng mạnh bởi melanin tại bước sóng này, các máy laser alexandrite có thể loại bỏ được lông sáng màu ở những người da trắng.

Một nhược điểm của việc sử dụng một laser có bước sóng được hấp thu tốt bởi melanin cần phải được sử dụng với hết sức thận trọng với các loại da sẫm màu. Điều trị các loại da sẫm màu với laser alexandrite có thể dẫn đến giảm sắc tố da hoặc tăng sắc tố da do viêm. Các laser alexandrite là tia laser tôi lựa chọn cho những bệnh nhân có da Fitzpatrick loại I đến loại III. Đó cũng là sự lựa chọn tốt nhất cho lông có màu sáng. Có những báo cáo rằng nó được sử dụng một cách an toàn trong các loại IV và V, nhưng nó phải được sử dụng một cách thận trọng. Các báo cáo về rối loạn sắc tố trong loại da tối màu thường thấy với các laser alexandrite. Ngoài ra, sử dụng trên da rám nắng cũng có thể dẫn đến sắc tố bất thường, mặc dù thường chỉ thoáng qua. Ngoài ra còn có các báo cáo về nghịch lý rậm lông sau khi tẩy lông bằng laser với alexandrite. Điều này thậm chí còn phổ biến hơn ở các loại da sẫm màu.

Các Laser diode là trụ cột tin cậy của tất cả các hệ thống tẩy lông, vì nó có thể được sử dụng trên tất cả các loại da. Kết quả đạt được tối ưu với lông thô, màu đen. Hai bước sóng của laser diode tẩy lông hiện nay trên thị trường là 800 nm và 810 nm. Có rất ít sự khác biệt về kết quả lâm sàng giữa hai bước sóng này. Loại 810nm thâm nhập sâu hơn nhưng ít được hấp thu bởi melanin hơn.

Hệ thống laser Nd: YAG (1064 nm) hoạt động tại một bước sóng mà melanin hấp thụ ít nhất. Do đó, laser này hiệu quả để loại bỏ sợi lông tối màu, thô. Sự ra đời của loại Laser  này làm việc triệt lông bằng laser này có sẵn cho người da đen hơn. So sánh các hệ thống laser triệt lông bằng việc xem xét hiệu quả lâm sàng của alexandrite, diode, và Nd: YAG. Các Laser alexandrite và diode có thể so sánh về hiệu quả và khả năng ít đau. Nd: YAG được đánh giá là đau hơn và ít hiệu quả hơn theo một nghiên cứu. Tuy nhiên tia laser này là an toàn nhất ở bệnh nhân da đen với mái tóc đen, vì các bước sóng dài hơn sẽ ít bị hấp thu bởi melanin có trong da. Các nghiên cứu khác đã chỉ ra hiệu quả so sánh tương đương giữa cả ba hệ thống laser. Đây là  danh sách các laser dùng để triệt lông.

* 694-nm ruby :              Không còn được sử dụng để triệt lông

* 755-nm alexandrite:   Candela GentleLASE, Cynosure Apogee

* 800–810-nm Diode :  Lumenis LightSheer, Opusmed F1 Diode, Syneron eLaser

* 1064-nm Nd:YAG:     Candela GentleYag, Cutera Coolglide, Cynosure Apogee Elite

Trước khi điều trị mỗi bệnh nhân nên được đánh giá bởi một bác sĩ được đào tạo về thực hành tẩy lông bằng laser. Da không nên rám nắng, bị hư tổn, hoặc cho thấy bất kỳ dấu hiệu nhiễm trùng nào. Trong nhiều trường hợp, ở những bệnh nhân màu da tối hơn, xử lý da trước điều trị với các kem tẩy trắng da là cần thiết. Để triệt lông có hiệu quả, lông phải có ít nhất là một số sắc tố, như melanin là mục tiêu của laser. Bệnh nhân phải hiểu rằng lông màu trắng, sáng, hoặc rất vàng sẽ không được loại bỏ bằng các thiết bị này. Trước khi điều trị đầy đủ, kiểm tra test spot thường được thực hiện. Điều trị có thể được thực hiện 2 tuần sau khi làm test spot mà phản ứng tốt và không có tác dụng phụ. Ngay sau khi điều trị, khu vực điều trị sẽ phù nề lỗ chân lông và đỏ da. Đây là phản ứng bình thường khi laser làm nóng nang lông. Bôi Steroid thế hệ 5 hoặc 6  trong 5 ngày sau điều trị thường được sử dụng trong các loại da sẫm màu hơn để tránh các thay đổi da sau viêm.

Hiện tượng phù nề lỗ chân lông sau điều trị laser

Tẩy lông bằng laser là một cách triệt lông hiệu quả có tác dụng lâu dài. Chọn đúng các hệ thống laser cho mỗi bệnh nhân tùy theo màu da, màu tóc và cỡ tóc là chủ chốt. Bệnh nhân tuân thủ chế độ bảo vệ bao gồm chống nắng là một phần rất quan trọng của liệu trình điều trị laser thành công.