TÁI TẠO DA SINH HỌC (Chemical Peel)

23/07/2024

Tái tạo da sinh học ( hay còn gọi làPeel da) là một phương pháp làm đẹp sử dụng các hoạt chất acid có nguồn gốc thiên nhiên hoạt động trên bề mặt da một cách có kiểm soát, giúp thúc đẩy quá trình thay da sinh học tự nhiên, kích thích tế bào da cũ bong tróc, tăng sinh tế bào da mới, sửa chữa các tế bào da hư tổn.  Từ đó, giúp điều trị nhiều vấn đề liên quan thẩm mỹ như làm giảm hoặc cải thiện nếp nhăn, mụn trứng cá, sẹo, da không đều màu và các khuyết điểm khác trên da.

Ứng dụng của phương pháp Tái tạo da sinh học là gì?

  • Điều trị các vấn đề về sẹo rỗ do mụn trứng cá, sẹo thâm do mụn, mụn ẩn, mụn trứng cá mức độ nhẹ đến trung bình.
  • Cải thiện các tình trạng rối loạn sắc tố da: da không đều màu, tăng sắc tố sau viêm, tàn nhang, sạm nám, đồi mồi.
  • Trẻ hóa da, cải thiện nếp nhăn bề mặt, thu nhỏ lỗ chân lông.
  • Cải thiện các tình dày sừng nang lông, dày sừng do ánh sáng, ….

     Tái tạo da sinh học là một phương pháp mang lại hiệu quả đáng kể đối với việc cải thiện làn da của bạn nhưng để đạt được hiệu quả tốt nhất, hạn chế được các tác dụng phụ không mong muốn thì tái tạo da sinh học cần được thực hiện trên đúng đối tượng, đúng quy trình và được chăm sóc da đúng cách sau khi thực hiện. Vì vậy, bạn cần lựa chọn cơ sở làm đẹp có uy tín cũng như nơi có các bác sĩ chuyên môn để được tư vấn liệu trình điều trị phù hợp cho làn da của mình.

    Nếu bạn đang thật sự có vấn đề về làn da của mình hãy đến trực tiếp Bệnh viện Da liễu Cần Thơ để các bác sĩ chuyên khoa thăm khám , tư vấn và lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp!

                                                                                                  

 

 

 

                                                                                                BSCKI. Nguyễn Hồng Ngọc

 

Nguồn:

  1. Teo Soleymani, MD, Julien Lanoue, MD, and Zakia Rahman, MD“A Practical Approach to Chemical Peel”. J Clin Aesthet Dermatol. 2018;11(8):21–28.
  2. Marina Landau 1.:Chemical peels”. Clin Dermatol . 2008 Mar-Apr;26(2):200-8