31/10/2022
Da nhạy cảm là một vấn đề phổ biến và ảnh hưởng không nhỏ đến việc lựa chọn các phương pháp điều trị bệnh cũng như sự tuân thủ điều trị và chất lượng cuộc sống của bệnh nhân.
♦ Da nhạy cảm là như thế nào?
Da nhạy cảm được định nghĩa là sự xuất hiện cảm giác khó chịu (châm chích, nóng rát, đau, ngứa) khi đáp ứng với những kích thích mà thông thường không gây ra những cảm giác như vậy và không thể giải thích được bằng những tổn thương do bất kỳ bệnh da nào.
♦ Nguyên nhân gây da nhạy cảm
Một số nghiên cứu đã gợi ý rằng da nhạy cảm là kết quả của chức năng hàng rào bị suy giảm, dẫn đến sự tiếp xúc của các tế bào hệ miễn dịch và thần kinh cảm giác tăng phản ứng, dẫn đến phản ứng rõ rệt của da với các kích thích vô hại.
Các yếu tố ảnh hưởng đến độ nhạy cảm của da rất đa dạng, bao gồm yếu tố nội sinh và ngoại sinh:
- Yếu tố nội sinh: di truyền (yếu tố chủ thể: nữ, nội tiết,…; yếu tố cấu trúc của da), bệnh kèm theo
- Yếu tố ngoại sinh: yếu tố môi trường, yếu tố về lối sống (thói quen dùng mỹ phẩm, chế độ ăn, dùng bia rượu).
♦ Làm thế chẩn đoán da nhạy cảm?
Triệu chứng lâm sàng thường do bệnh nhân tự cảm nhận và đánh giá (cảm giác nóng bỏng, châm chích, đỏ da, bong vảy, khô da…) xảy ra vài phút đến vài giờ sau khi tiếp xúc với mỹ phẩm, môi trường hoặc sau vài lần sử dụng các sản phẩm (hiệu ứng tích lũy).
Đánh giá thông qua tiền sử, nghề nghiệp cũng như thói quen sử dụng mỹ phẩm. Bảng câu hỏi tự đánh giá là công cụ để xác định các cá nhân có làn da nhạy cảm. Bệnh nhân đáp ứng một trong các tiêu chí sau được coi là phù hợp với da nhạy cảm:
Ngoài ra, các xét nghiệm trên da cũng cần được thực hiện để xác định tình trạng nhạy cảm như dùng các chất kích thích (acid lactic, nicotin,…), thay đổi nhiệt độ hay các test đánh giá đáp ứng sinh lý của da.
BS. Nguyễn Trần Ngân Hà