22/11/2024
1. Giang mai là bệnh gì?
Giang mai (Syphillis) là một bệnh lây truyền qua đường tình dục, gây ra do xoắn khuẩn giangmai. Ban đầu, bệnh có thể gây tổn thương ở davà niêm mạc, nếu không được điều trị có thể ảnh hưởng đến các tổ chức và cơ quan khác của cơ thể như cơ, xương, khớp, tim mạch và thần kinh.
2.Con đường lây nhiễm?
- Lây truyền thông qua quan hệtình dục (đường miệng, đường hậu môn, đường âm đạo) với một hoặc nhiều đối tượng có nguy có cao mắc bệnh giang mai
- Lây truyền từmẹsang con trong quá trình mang thai
- Lây truyền qua đường máu
3.Làm sao biết bản thân mắc bệnh giang mai?
Tùy vào từng giai đoạn của giang mai sẽcho những triệu chứng trên da và niêm mạc hoặc không có triệu chứng gì (chỉphát hiện thông qua xét nghiệm cận lâm sàng trong trường hợp giang mai tiềm ẩn)
Một sốbiểu hiện thường gặp của giang mai: săng, hạch vùng gần bộphận sinh dục, ban đào giang mai, sẩn vảy giang mai, mảng niêm mạc,..
Nếu không kịp thời điều trị, sau vài năm, giang mai sẽdiễn tiến tổn thương các cơ quan trong cơ thể, đặc biệt là thần kinh ( rối loạn tâm thần, rối loạn dây thần kinh về thính giác và thị giác, viêm màng não, đột quỵ,..) và tim mạch (viêm động mạch chủ, viêm cơ tim, hẹp động mạch vành,..)
4. Bệnh giang mai có thểđiều trịđược không?
Hiện tại, bệnh giang mai đã có thểđiều trịđược bằng kháng sinh Penicillin đường tiêm và những kháng sinh đường uống (trong trường hợp dịứng với penicillin); bệnh cần được theo dõi sau điều trịmỗi 6 tháng. Tùy vào giai đoạn bệnh, bác sĩ sẽđưa ra phác đồđiều trịthích hợp cho từng bệnh nhân.
Tuy nhiên, bệnh vẫn có khảnăng tái nhiễm. Vậy nên, sau điều trị, bệnh nhân cần nghiêm túc tuân thủnhững nguyên tắc phòng bệnh.
5. Mức độnguy hiểm của bệnh?
- Bệnh tương đối dễđiều trị, không nguy hiểm nhiều nếu được phát hiện sớm và điều trịkịp thời, nhằm hạn chếđược những biến chứng không mong muốn.
- Đối với phụnữmắc giang mai trong thai kỳsẽtăng nguy cơ sinh non nhẹcân, sẩy thai, thai lưu, tửvong sau sinh,... Trẻsinh ra có nguy cơ mắc giang mai bẩm sinh.
6.. Cách phòng tránh lây nhiễm bệnh?
- Sửdụng biện pháp an toàn khi quan hệtình dục (bao cao su,..)
- Quan hệ1-1 (chung thủy 1 vợ1 chồng hoặc chỉvới 1 bạn tình đã tầm soát và không mắc bệnh lây truyền)
- Nếu bạn là đối tượng có yếu tốnguy cơ cao ( liên quan nghềnghiệp, người có nhiều bạn tình, đối tượng quan hệđồng giới nam, lưỡng tính,..) thì nên đi xét nghiệm tầm soát định kỳ mỗi 6 tháng – 1 năm để kịp thời phát hiện bệnh và điều trị sớm
- Trong thai kỳnên xét nghiệm tầm soát giang mai ít nhất 1 lần (tốt nhất là ởlần khám thai đầu tiên, sau đó là trong 3 tháng cuối thai kỳởtuần 28) đểkịp thời phát hiện và điều trị, tránh những vấn đềnghiêm trọng ảnh hưởng cho thai.
Source:
+ CDC 2021 guidline
+ Phác đồBYT Việt Nam 2023
Sẩn vảy giang mai ở lòng bàn tay, bàn chân (hình thực tế tại BVDL Cần Thơ)
Sẩn vảy giang mai ở lòng bàn tay, bàn chân (hình thực tế tại BVDL Cần Thơ)
Ban đào giang mai ở thân mình (hình thực tế tại BVDL Cần Thơ)
Bs. Huỳnh Ngọc Thảo Vy