14/08/2024
Quan hệ tình dục không an toàn nghĩa là quan hệ bằng đường sinh dục, hậu môn hoặc đường miệng mà không sử dụng các biện pháp bảo vệ (như bao cao su).
BS.CKI - Phạm Huy Hoàng. Khoa Khám bệnh, Bệnh viện Da Liễu TP.CT - cho biết việc xét nghiệm tầm soát các bệnh lây truyền qua đường tình dục khi có quan hệ tình dục không an toàn rất quan trọng sẽ tránh nguy cơ bỏ soát bệnh dẫn đến không chỉ ảnh hưởng sức khỏe bản thân còn tiềm ẩn nguy cơ lây lan cho gia đình và xã hội, ngoài ra có thể xuất hiện các biến chứng không thể hồi phục nếu không điều trị kịp thời.
Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hoa Kỳ khuyến cáo, mọi người nên xét nghiệm các bệnh lý lây truyền qua đường tình dục sau khi có quan hệ tình dục không an toàn với bạn tình không phải là chồng/vợ hoặc bạn tình không rõ tiền sử tình dục.
Thời điểm thích hợp để xét nghiệm các bệnh lý lây truyền qua đường tình dục sau khi quan hệ tình dục không an toàn là bao lâu?
Theo bác sĩ Huy Hoàng, dựa trên thời gian ủ bệnh của các tác nhân lây truyền qua đường tình dục, CDC Hoa Kỳ khuyến cáo thời điểm tầm soát bệnh bao gồm:
Bác sĩ Huy Hoàng cho hay, tầm soát định kỳ cũng được các tổ chức y tế trên thế giới khuyến cáo tùy theo mức độ nguy cơ của các đối tượng.
Người từ 13 - 64 tuổi: Nên tầm soát HIV ít nhất 1 lần trong đời.
Phụ nữ trên 25 tuổi, đã quan hệ tình dục: Nên tầm soát lậu và Chlamydia hằng năm.
Phụ nữ dưới 25 tuổi, đã quan hệ tình dục: Nên tầm soát lậu và Chlamydia hằng năm nếu có kèm các yếu tố nguy cơ bao gồm có bạn tình mới, có nhiều bạn tình hoặc bạn tình mắc bệnh.
Phụ nữ mang thai: Tầm soát giang mai, HIV, viêm gan B, viêm gan C. Nếu có yếu tố nguy cơ thì nên tầm soát thêm lậu và Chlamydia.
Nhóm có nguy cơ cao như quan hệ đồng giới, lưỡng giới, chuyển giới: Tầm soát HIV mỗi 3-6 tháng, tầm soát giang mai, lậu và Chlamydia hằng năm, hoặc mỗi 3-6 tháng nếu có yếu tố nguy cơ như nhiều bạn tình hoặc quan hệ với bạn tình lạ; tầm soát viêm gan C hằng năm nếu đang bị HIV.